THÔNG TIN TUYỂN SINH
- Giá: Liên hệ
- Dành cho: Dành cho các bé từ 3-6 tuổi
- Địa điểm: Số 14, Nguyễn Khuyến, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
- Thời lượng: 48 BÀI HỌC (MỖI BÀI HỌC 3 GIỜ)
- Đánh giá:
Dành cho các bé từ 3-6 tuổi
Ở Khóa học này, chúng tôi xây dựng các bài học phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nhận thức của trẻ nầm non 2 – 3 tuổi, bao gồm 4 nhóm kỹ năng, ở mỗi mảng đề cập đến những tình huống quen thuộc trong đời sống hàng ngày để bé ghi nhớ mà không bị gượng ép:
Kỹ năng trong sinh hoạt thường ngày:
Bao gồm những thói quen chủ yếu trong nhà, từ lúc bé ngủ dậy tới khi đi ngủ.
Mục đích là cho bé kỹ năng sinh hoạt cơ bản, rèn khả năng tự lập. Trẻ em trưởng thành hay không cần xem khả năng tự lập ra sao.
Kỹ năng khi ăn uống:
Giới thiệu những phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống và công việc nhà bếp mà trẻ nhỏ có thể phụ giúp cha mẹ, thầy cô ở trường.
Mục đích là hình thành cho bé cách thức ăn uống, phép lịch sự, các kỹ năng đời thường như việc lên thực đơn, mua đồ, nấu nướng, sắp xếp bàn ăn, ăn uống, dọn dẹp sau khi ăn…
Kỹ năng đi ra ngoài:
Giới thiệu về những điều cần chú ý , ghi nhớ khi bé đi ra ngoài như việc chuẩn bị quần áo, đầu tóc, đồ dùng đem theo, tắt điện, đóng cửa hay những kỹ năng cần thiết như luật lệ tham gia giao thông, cách ứng xử khi đi trên tàu xe, lễ phép và lịch sự với người khác.
Mục đích: Rèn luyện cách xử trí và nâng cao tính tự lập cho bé trong các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng giao tiếp:
Giới thiệu những điều cơ bản khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Mục đích: Giúp trẻ nhận thức về những người xung quanh và phát triển kỹ năng xã hội.
Vì là những kỹ năng cơ bản nên được diễn ra hàng ngày và chúng ta không cần phải áp bé ghi nhớ ngay. Chúng ta cứ lặp đi, lặp lại, chỉ bảo và hỗ trợ khi cần thiết, sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Mỗi lần như vậy, chúng ta dạy kỹ năng cơ bản, chính xác và rõ ràng. Tùy từng trường hợp, có thể người lớn cùng thực hiện với bé không nên chỉ nói suông. Khi bé làm được thì cần khen ngợi kịp thời.
Có thể ban đầu trẻ chưa làm được ngay, nếu như thế chúng ta cũng không nên sốt ruột mà hãy dạy bé từ từ cho đến khi bé thành thục. Điều quan trọng hơn hết là thầy cô, bố mẹ phải làm mẫu cho bé. Đây là phương pháp dạy học hiệu quả nhất.
iSkill vô cùng vui mừng nếu chương trình này được áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục và nhà trường mầm non cũng như là tài liệu tham khảo cho các bậc làm cha mẹ hỗ trợ kỹ năng sống cho trẻ.
Trẻ em từ lâu nay hay mắc chứng “Không có thói quen tự lập trong sinh hoạt” hay “Thiếu kỹ năng sống”. Nói ngắn gọn là trẻ em không được uốn nắn nghiêm túc, thiếu các kỹ năng sống. Kỹ năng sống thì ngay cả người lớn đã qua thời thơ ấu cũng vẫn còn phải học hỏi nhiều.
Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành.
Có thể bắt đầu giáo dục Kỹ năng sống từ tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Kỹ năng sinh hoạt thường ngày, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng khi ăn uống, Kỹ năng đi ra ngoài, Kỹ năng làm việc theo nhóm, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống… sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em và giúp các em tự lập.
Trên thực tế xã hội hiện nay, trẻ em mắc rất nhiều các dạng rối nhiễu tâm lý, tự kỷ. Ở mức độ là các dạng dối nhiễu tâm lý thì trẻ có hi vọng phục hồi hoàn toàn bình thường, nhưng với tự kỷ thì khả năng phục hồi hoàn toàn như bình thường là rất khó.
Vì vậy, để tránh cho trẻ mắc phải các dạng rối nhiễu, hay chứng tự kỷ và hình thành và phát triển nhân cách một cách thuận lợi thì Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp ngăn chặn được một phần nguyên nhân gây nên có rối nhiễu tâm lý ở trẻ em.
Không những vậy, giáo dục kỹ năng sống còn tham gia được vào công việc trị liệu tâm lý cho trẻ em, giúp các em phục hồi và hòa nhập được với môi trường sống xung quanh mình, vượt qua được những rào cản, tự ti của bản thân.
Đối với trẻ hoàn toàn bình thường thì việc trang bị kỹ năng sống cho các em là rất cần thiết, nó có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG TOÀN DIỆN MẦM NON
|
3 TUỔI |
4 TUỔI |
5 TUỔI |
I |
CHỦ ĐỀ 1: KỸ NĂNG SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY |
||
1 |
Gọn gàng khi ngủ dậy |
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn |
Kỹ năng dùng đũa, thìa, dĩa |
2 |
Giữ gìn vệ sinh cá nhân |
Kỹ năng rửa mặt |
Kỹ năng ăn uống với các loại bát , đĩa |
3 |
Bé học bưng, bê, khiêng vác |
Bé học đánh răng |
Bé học phân loại rác |
4 |
Kỹ năng thắt buộc dây |
Rèn kỹ năng tự mặc quần áo |
Kn chăm sóc vệ sinh nhà cửa |
5 |
Xem ti vi đúng cách |
Mặc quần áo phù hợp với thời tiết |
Xử lý tình huống khi ăn |
6 |
Kỹ năng gọn gàng sau khi chơi |
Bỏ rác đúng nơi quy định |
Lễ phép khi ăn uống |
7 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: EM LÀ SIÊU NHÂN NHÍ |
||
II |
CHỦ ĐỀ 2: KỸ NĂNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐIỀU DƯỠNG |
||
8 |
Bé học cách ăn cơm |
Bé nhận biết các loại thực phẩm |
Bé học dùng tủ lạnh |
9 |
Bé học cách uống nước |
KN nhận biết các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe |
KN rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân |
10 |
Bé học cách ăn trái cây |
Kỹ năng ăn uống an toàn |
Bé học cách cảm ơn bữa ăn ngon |
11 |
Kn dùng bữa điểm tâm |
Bé học giúp việc nhà |
Kn khi đi ăn tiệc |
12 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CHUYÊN GIA CHĂM SÓC SỨC KHỎE |
||
III |
CHỦ ĐỀ 3: KỸ NĂNG SINH TỒN |
||
13 |
Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy (Ver 1) |
Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy (Ver 2) |
Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy (Ver 3) |
14 |
Kỹ năng từ chối những điều bé không thích |
Kỹ năng phòng tránh xâm hại (1) |
Kỹ năng phòng tránh xâm hại (2) |
15 |
Không đi theo và nhận quà của người lạ |
Kỹ năng phòng, chống đuối nước |
An toàn khi kẻ gian đột nhập |
16 |
An toàn với những đồ chơi có thể gây nguy hiểm |
Không chơi ở nơi nguy hiểm |
Kỹ năng khi đi phương tiện giao thông |
17 |
Kỹ năng phòng, chống đuối nước (Ver 1) |
Kỹ năng ứng xử khi bị lạc |
Kỹ năng khi đi bơi |
18 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: SIÊU NHÂN AN TOÀN |
||
IV |
CHỦ ĐỀ 4: KỸ NĂNG GIAO TIẾP |
||
19 |
Kỹ năng chào hỏi |
Bé làm quen và giới thiệu bản thân |
Bé học cách quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác |
20 |
Bé học nói lời cảm ơn |
Tự tin mạnh dạn chỗ đông người |
Giao tiếp với gia đình, họ hàng |
21 |
Bé học nói lời xin lỗi |
Giao tiếp khi có khách đến nhà |
Kỹ năng ứng xử khi ở nhà một mình |
22 |
Giao tiếp với bạn bè |
Bé học làm lành khi cãi nhau với bạn |
Ứng xử khi gặp chuyện không may hoặc chuyện buồn |
23 |
Giao tiếp với hàng xóm |
Ứng xử khi gặp người lạ không quen biết |
Học cách hỏi và đề nghị người khác |
24 |
Bé học cách nói năng trong những ngày đặc biệt |
Ứng xử khi không hài lòng với ai đó |
Bé học cách nói về bản thân |
25 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: NHÀ NGOẠI GIAO TÀI BA |
||
V |
CHỦ ĐỀ 5: KỸ NĂNG KHI ĐI RA NGOÀI |
||
26 |
Chuẩn bị quần, áo, đầu tóc trước khi đi ra ngoài |
Lịch sự khi đến nhà người khác |
Em học giá trị hợp tác |
27 |
Chuẩn bị đồ dùng trước khi đi ra ngoài |
Bé học ứng xử khi đi bệnh viện |
Kỹ năng tạo dựng sự hợp tác |
28 |
Bé an toàn khi chơi công viên |
Bé học kỹ năng khi đi dã ngoại cùng gia đình |
Trách nhiệm với thiên nhiên |
29 |
Bé học kỹ năng khi đến lớp |
Kỹ năng xử lý khi bị lạc |
Tiết kiệm năng lượng điện, nước |
30 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: HÀNH TRÌNH ĐI VÀ VỀ |
Học cách thể hiện tình yêu với người thân |
|
VI |
CHỦ ĐỀ 6: BÉ HỌC GIÁ TRỊ SỐNG |
Giá trị yêu thương |
|
31 |
Kỹ năng thể hiện sự khiêm tốn |
Kn thể hiện sự tôn trọng |
Kỹ năng thể hiện sự khoan dung |
32 |
Em học giá trị hòa bình |
Học cách tôn trọng sự khác biệt |
HĐTN: KIẾN TẠO GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG |
33 |
Em học giá trị trách nhiệm |
Trách nhiệm với con vật |
CHỦ ĐỀ 6: HÀNH TRANG VÀO LỚP 1 |
34 |
Em học giá trị giản dị |
Rèn luyện kỹ năng giản dị |
Kỹ năng học tập |
35 |
Em học sống đoàn kết |
Phát triển giá trị đoàn kết |
Kỹ năng hội nhập môi trường mới |
36 |
Giá trị trung thực |
Em học biết giá trị hạnh phúc |
Kỹ năng kiểm soát bản thân |
37 |
Kỹ năng nói lời yêu thương |
Thể hiện sự tôn trọng khi nghe điện thoại |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
38 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: KIẾN TẠO GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG |
||
VII |
CHỦ ĐỀ 7: TRẢI NGHIỆM KHOA HỌC SÁNG TẠO |
||
39 |
Chủ đề Ẩm thực 1 ( Bé biết món ăn và sở thích ăn uống gia đình) |
Chủ đề ẩm thực ( Bé làm cơm cuộn Hà Quốc) |
Chủ đề Thời trang 2 (Thời trang của bé) |
40 |
Chủ đề Nông nghiệp sạch 1 ( Bé tìm hiểu về nghề nông) |
Chủ đề Nông nghiệp sạch 2( Bé trồng rau sạch) |
Chủ đề Khoa học 3 (Bé và màu sắc) |
41 |
Chủ đề Khoa học 1 ( Phân loại các loại hạt và hột) |
Chủ đề Thời trang 1 |
Chủ đề: Kết nối vạn vật 1 (Các loại chim) |
42 |
Chủ đề Khoa học 2 ( Nghiên cứu con vật) |
Chủ đề ẩm thực 3 ( Bé làm phở cuốn) |
Chủ đề: Kết nối vạn vật 2 ( Bé tìm hiểu về khủng long) |
43 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: NHÀ KHOA HỌC TÍ HON |
||
VIII |
CHỦ ĐỀ 8: TƯ DUY TÀI CHÍNH THÔNG MINH VÀ TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP |
||
44 |
Hiểu về tiền |
Bé mua sắm thông minh |
Sử dụng tiền |
45 |
Tiết kiệm |
Bé làm từ thiện |
Bé đặt mục tiêu tài chính |
46 |
Giá trị của đồng tiền |
Phân biệt tiền giấy và tiền polime |
Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền |
47 |
Nghề em yêu ( Em làm cô giáo như thế nào?) |
Nghề em yêu ( Em làm chú bộ đội như thế nào?) |
Nghề em yêu ( Em làm bác nông dân như thế nào?) |
48 |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: DOANH NHÂN SIÊU NHÍ |